Bong bóng hoa Tulip Hà Lan: Lịch sử bùng nổ và sụp đổ

Thứ Sáu, 4 tháng 4, 2014
Bong bóng hoa Tulip Hà Lan: Lịch sử bùng nổ và sụp đổ



Bong bóng hoa tulip Hà Lan là khủng hoảng bong bóng đầu cơ đầu tiên được ghi nhận, khi giá không ngừng tăng vọt và lao dốc thảm hại. nhưng sao ngày nay chúng ta vẫn chưa thể quên bong bóng này ?

Nhưng ngày cuối tháng 4 cách đây 376 năm, chính phủ Hà Lan đã phải  họp để giải quyết vấn đề khủng hoảng giá hoa tulip.

Bong bóng hoa tulip Hà Lan là khủng hoảng bong bóng đầu cơ tài sản đầu tiên được ghi nhận, khi giá không ngừng tăng vọt rồi sau đó lao dốc một cách thảm hại.

Nhưng tại sao ngày nay chúng ta vẫn chưa thể quên bong bóng tài sản này?

Dựa trên cuốn sách “Hội chứng cuồng hoa Tulip” (Tulipmania) của sử gia Anne Goldgar xuất bản năm 2007, lịch sử bùng nổ và sụp đổ của bong bóng hoa tulip Hà Lan được dựng lại một cách sinh động dưới đây.

1. Theo các thông tin cổ xưa, hoa tulip có nguồn gốc từ Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay). Một vị đại sứ nhận thấy tại hoa tulip rất phổ biến ở Constantinople (Istanbul), thủ phủ của đế chế Ottoman. Cuối những năm 1500, ông gửi hạt giống hoa tulip này cho một người bạn ở Hà Lan là nhà thực vật học Carolus Clusius. 





2. Khi giá hoa tulip bắt đầu bùng nổ, thì thực ra việc sưu tập từ tác phẩm nghệ thuật cho đến vỏ sò cũng đã phát triển rất rộng rãi ở châu Âu. Clusius yêu cầu thương nhân đi biển đem về cho ông những mẫu cá lạ, giống cây quý hiếm và ông sẽ đổi bằng huy chương hay đặc sản thủ công mỹ nghệ.



3. Và giao dịch hàng hoá tương lai cũng đã nở rộ ở Amsterdam. Năm 1602, Sở giao dịch chứng khoán Amsterdam ra đời. Hoạt động mua bán ngũ cốc vùng Baltic cũng đã tồn tại hàng thập kỷ trước đó, như là những giao dịch hợp đồng hàng hóa tương lai không chính thức, và thúc đẩy sự ra đời của Công ty Hà Lan – Đông Ấn (Dutch East India Company).



4. Sang thế kỷ 17, hoa trở thành loại hàng hóa thu hút sự chú ý. Và nhu cầu về hoa tulip là lớn nhất, bởi đây là loại hoa không chỉ đẹp mà còn có rất nhiều chủng loại để nghiền ngẫm.

Nhưng mọi thứ đã đi quá xa ra ngoài “mỹ học”. Một học giả thời đó đã viết: “Bạn bè không còn là bạn, và mọi người không còn đi tìm thứ gì ngoài chuyện chỉ quan tâm đến lợi nhuận”.



5. Đến những năm 1630 đã xuất hiện một số nhà môi giới hoa tulip. Việc buôn bán loài hoa này có sức hút đặc biệt không thể cưỡng lại được. Một nhà thơ thời đó viết: “Nếu nhìn vào lợi nhuận từ hoa tulip thì người ta sẽ tin ngay là trên đời chẳng có thuật giả kim nào là hấp dẫn hơn mặt hàng này”.


 


6. Hoa tulip nhanh chóng trở thành chủ đề bàn tán sôi nổi trên khắp cả nước. Hàng xóm, đồng nghiệp trong công ty truyền tai nhau, chủ cửa hàng, hiệu sách, thợ làm bánh, bác sỹ rỉ rả với khách hàng… khiến tất cả tin rằng đất nước Hà Lan đang đổ xô vào hoa tulip và bị lợi nhuận từ mặt hàng nông sản này mê hoặc.




7. Năm 1637, giá hoa tulip lên đến đỉnh điểm. Giá của Switsers, một loại củ hoa tulip phổ biến, tăng hơn gấp 10 lần từ mức 125 florin/pound ở thời điểm ngày 31/12/1636 lên đến lên 1.500 florin vào ngày 03/02/1637. 




8. Đỉnh điểm của b ong bóng là cuộc đấu giá huyền thoại diễn ra tại thị trấn Alkmaar vào ngày 05/02/1637. Cuộc đấu giá này được tổ chức để quyên góp tiền cho trẻ mồ côi. Ở cuộc đấu giá này, một củ tulip Viceroy được bán với giá 4.203 florin và một củ Admirael Van Enchuysen được bán với giá lên tới 5.200 florin.



9. Theo Goldgar, chúng ta vẫn chưa biết đâu là nguyên nhân thực sự khơi mào việc bán tháo hoa tulip. Trên thực tế, các bong bóng tài sản khác cũng “xì hơi” theo cách tương tự như vậy.


Có tài liệu cho rằng việc bán tháo có thể bắt đầu từ một thương vụ không thành công ở Haarlem. Người khác thì cho rằng người mua cuối cùng cũng đã bắt đầu nhận thấy mức giá hoa tulip cao một cách quá vô lý. 


Bong bóng hoa tulip tan vỡ cũng trùng hợp với một đợt dịch bệnh càn quét qua đất nước Hà Lan.


Goldgar thì cho rằng có những bằng chứng cho thấy, lúc đó lượng cung đã bắt đầu vượt quá nhu cầu. Các thương nhân nhỏ lẻ thậm chí cũng tự trồng hoa tulip.




10. Chỉ sau một đêm, giá củ hoa tulip mùa đó lao dốc, khiến người mua, người bán cũng như các nhà môi giới và bảo hiểm mất trắng. 




11. Ngày 27/4, chính phủ liên bang Hà Lan buộc phải can thiệp, nhưng vẫn không thể cứu vãn được tình hình. Theo Goldgar, lúc đó chính phủ Hà Lan đã ra một thông báo rất yếu ớt là các quan tòa địa phương sẽ chịu trách nhiệm đưa ra phán quyết cho các tranh chấp.

 



12. Đến tháng 01/1838 thì tình trạng bế tắc mới bị phá vỡ, khi các thành phố bắt đầu lập ra các uỷ ban độc lập để giải quyết tranh chấp.

Haarlem lập Ủy ban các vấn đề về hoa (Commissarissen van de Bloemen Saecken, tức là Commissioners for Flower Affairs), họp hàng tuần vào các ngày thứ 4 và thứ 7, từ 9h đến 11h sáng và 2h đến 4h chiều, để xét xử các tranh chấp trong giao dịch hoa. Những người vắng mặt sẽ bị phạt 30 stuiver cho lần đầu và 12 florin cho lần vi phạm thứ 3. 

Giải pháp được đưa ra là hủy tất cả các hợp đồng và đánh phí 3,5% vào bên mắc nợ. 



13. Goldgar cũng chỉ ra hai nhận thức sai lầm liên quan đến bong bóng hoa tulip.


Thứ nhất, không phải toàn bộ tầng lớp thương nhân Hà Lan đều lao đao. Như đề cập ở trên, phần lớn giao dịch tập trung ở một số ít người thuộc tầng lớp giàu có. 




Thứ hai, không phải cuộc khủng hoảng hoa tulip này đã phá hủy toàn bộ nền kinh tế Hà Lan. Thực tế, hầu hết các ngành kinh tế của Hà Lan vẫn tiếp tục tăng trưởng cho đến giữa thế kỷ 17. 

 



14. Vậy tại sao chúng ta vẫn nhớ đến bong bóng hoa tulip này? Thứ nhất, cuộc khủng hoảng bong bóng hoa tulip tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội Hà Lan. Thứ hai, và cũng là lý do chính, là các bong bóng tài sản khác vẫn đang tiếp diễn và hầu như không ai rút ra được bài học.

Một bằng chứng là bong bóng cổ phiếu công ty South Sea vào thế kỷ 18 mà ngay cả nhà bác học Issac Newton cũng bị mất gần hết gia tài.


Một bông hoa tulip, còn gọi là “Phó Vương”, trong một catalog tại Hà Lan năm 1637. Củ của nó có giá từ 3000 tới 4200 florin tùy vào kích cỡ. Một thợ thủ công lành nghề khi ấy kiếm được khoảng 300 florin mỗi năm.[1]


Nguồn: Business Insider/Anne Goldgar
Read more ...

Sự Tích Hoa xuyến chi

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Sự Tích Hoa xuyến chi



Hoa xuyến chi
Tiếng anh: Daisy
Hoa Xuyến chi được ví như là một nàng công chúa ấm áp
Hoa có ý nghĩa : "bên nhau mãi mãi"

Hoa xuyến chi là loài hoa nhỏ thường mọc hoang, có những cánh trắng ngần, từ giữa tỏa ra như hình nan hoa quanh một nhụy vàng tươi. Trẻ em thường thích hái hoa cúc dại để kết thành bó hay xâu thành chuỗi. Ở Anh, cúc dại còn được gọi là Baby’s pet hay Bairnwort có nghĩa là hoa của trẻ em.

Tên tiếng Anh - Daisy - của loài hoa này bắt nguồn từ một từ Saxon, day’s eye, có nghĩa là “con mắt ban ngày”, có lẽ vì hoa nở cùng với ánh sáng ban mai rồi khép lại những cánh trắng khi chiều xuống.

Theo thần thoại La Mã, bông hoa nhỏ bé này có nguồn gốc từ Belides, một trong các nữ thần chăm sóc các khu rừng. Một hôm, khi Belides đang nhảy múa với người yêu của mình là Ephigeus, cô đã lọt vào mắt xanh của Vertumrus, vị thần cai quản các vườn cây. Để bảo vệ cô khỏi sự săn đuổi này, Flora, nữ chúa các loài hoa, đã biến cô thành một đóa hoa cúc trắng.

Còn theo truyền thuyết của người Ailen cổ, hoa cúc trắng chính là linh hồn những hài nhi đã chết khi vừa mới sinh ra. Chúa rải hoa cúc khắp núi đồi và thảo nguyên, khắp trần gian để làm vơi đi nỗi buồn của những người cha mẹ ấy. Truyền thuyết giải thích tại sao daisy mang ý nghĩa sự trong trắng - ngây thơ.

“Marguerite”-tên tiếng Pháp của hoa cúc, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là hạt ngọc trai “pearl”. Người ta nói rằng, St. Louis đã khắc hình hoa cúc cùng với hoa diên vĩ (fleur-de-lis) và thánh giá trên chiếc nhẫn của ông. Chiếc nhẫn này, theo lời nhà vua, tượng trưng cho tất cả những gì ông yêu quý nhất : tôn giáo, nước Pháp, và vợ ông - Marguerite.

Loài hoa xuyến chi ấy gắn liền một câu chuyện khác...Chuyện kể rằng ngày xưa, rất lâu rồi đã từng có 1 người con gái như thế: Nàng là 1 người con gái, 1 giọng hát du dương đủ làm ta say mê tất cả nhưng nàng ko hề xinh đẹp. Nếu không muốn nói là nàng xấu xí. Trong suốt quãng đời của nàng, chưa 1 lần nào nàng cảm nhận được sự quan tâm nên nàng ko bao giờ hiểu quan tâm là gì? "Nó là gì vậy? Tôi ko biết!" Và nàng sống cả đời trong sự cô đơn lặng lẽ, bởi chính nàng cũng ko nhận ra mình đang cô đơn.

Và rồi cho đến khi có 1 người lữ khách đã say mê vì giọng hát của nàng, người ấy đến ở bên nàng, trò chuyện cùng nàng. Nhưng ko 1 lần nào người ấy đối diện với khuôn mặt ấy. Nàng ko bao giờ nhận ra điều đó! Nàng chỉ biết rằng, lần đầu tiên, lần đầu tiên nàng hiểu thế nào là đc quan tâm và nàng hạnh phúc.... Thời gian dần trôi, người lữ khách đã muốn ra đi... Níu kéo!...Níu kéo làm sao 1 người lữ hành? Níu kéo!...Níu kéo làm sao khi người ta ko muốn nhìn ta nữa? Níu kéo...Sự níu kéo vô vọng,...biết vậy sao vẫn muốn níu...

Thời gian trôi, người con gái ấy đã hiểu thế nào là cô đơn...Người con gái ấy vẫn mong chờ, vẫn hy vọng sẽ có 1 ngày 1 người nào đó sẽ đến và dắt nàng ra khỏi SỰ CÔ ĐỘC. Thế nhưng, thời gian trôi, nỗi cô đơn ấy giết dần chính nàng, nàng héo khô như 1 bông hoa - 1 bông hoa xấu xí...

Nàng chết đi, trở thành 1 loài hoa. HOa ko đẹp, ko mĩ miều, ko thơm ngát như những loài hoa khác...Nhưng khóm hoa ấy cứ mãi sinh sôi, nhanh thật nhanh như muốn vươn ra để kiếm tìm hơi ấm. Mỗi khi ta vô tình bước qua những hàng hoa xuyến chi xanh ngắt pha những trắng, vàng của đóa hoa nhỏ ta lại bị những hạt giống bám đầy trên áo, phủi mãi ko buông! mà nó nào có đẹp đâu? những hạt ấy chỉ mang 1 màu xấu xí! Nó cứ muốn níu kéo! Níu kéo ta mãi như như níu lấy bước chân người lữ hành...
Nhưng loài hoa ấy vẫn sống! vẫn khát khao tìm lại những hạnh phúc... Nếu ta chưa từng hiểu thế nào là hạnh phúc thì ta sẽ chẳng biết trân trọng nó. Nhưng vì đã biết mà mất đi nên loài hoa ấy mới mới khát khao tìm lại sự quan tâm dù chỉ mỏng manh, dù chỉ là cái phủi tay hững hờ với sự tồn tại của nó!

[King]
Read more ...

Sự tích hoa rum

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Sự tích hoa rum

Hoa rum tượng trưng cho cảm nhận sâu sắc về tình yêu đôi lứa. Hoa có nhiều màu sắc như màu vàng, tím, đỏ hay trắng tinh khiết. Hoa được dùng nhiều làm hoa chúc mừng hay hoa cưới cầm tay bởi vẻ đẹp của màu sắc. Đặc biệt hoa rum trắng được nhiều cô dâu chọn làm hoa cưới rất tinh tế và ý nghĩa. 
Bạn yêu thích loài hoa này và đã được nghe về sự tích hoa rum chưa? Hôm nay sutichhoa kể cho bạn nghe về sự tích loài hoa rum 

Sự tích hoa rum
Sự tích hoa rum

SỰ TÍCH HOA RUM

Ngày xưa lâu lắm rồi, ở một vùng đất nọ có một cậu bé được sống trong tình yêu thương của bàn tay mẹ từ nhỏ. Khi lớn lên cậu bé trở lên linh hoạt, thông minh cậu bé có tên Lanhít. Thời gian trôi đi cuộc sống của cậu bé không còn êm đềm nữa. Một căn bệnh quái ác đã cướp mất người mẹ thân yêu của cậu bé. Vậy là giờ đây cuộc sống của Lahít trở nên khó khăn hơn.
Người cha của cậu đã nhanh chóng mang một người mẹ kế ác độc, ích kỷ. Mẹ kế của Lahit có một bầy lợn lông đen lông trắng và hàng ngày cậu bé phải chăn dắt bầy lợn qua mùa này sang mùa khác. Tại bãi thả mà cậu bé hay chăn có một cái ao đàn lợn rất thích tắm ở đây. 
Thời gian trước Lahít được rất nhiều bạn bè yêu quý vui chơi cùng nhưng bây giờ đám trẻ tìm cách xa lánh bởi cậu bé chăn lợn người luôn bám đầy vết bẩn. Có một lần vì không để ý nên cậu bé đã để đàn lợn xâm chiếm ruộng khoai tây. Và vì quá sợ hãi khi bị mẹ kế phát hiện cậu đã chạy thật nhanh và không may rơi xuống ao nước bẩn. Cậu đã cố leo lên nhưng lại bị bà mẹ kế đánh tuy bị ngã xuống ao bùn nhưng người cậu bé lại không lấm bùn hoàn toàn mà một bên sườn vẫn còn sạch không hề lấm bẩn.
Cậu cố leo lên bờ, mẹ kế lại tiếp tục dồn đánh. Điều kỳ lạ là tuy bị lấm bùn từ đầu đến chân, song một phía sườn của cậu vẫn còn sạch nguyên trông hệt như một cánh hoa trắng muốt. Và từ đây cậu bé bị mọi người gọi một cái tên khác ngay cả bố cậu cũng gọi cậu là hoa ráy
Mùa hè đến mang theo sự khốc liệt của ánh nắng mặt trời gay gắt làm cỏ cây khô héo, lúa mì chết khô. Cái ao sâu cũng bị cạn kiệt, nạn hạn hán hoành hành và chỉ còn duy nhất một cái hố nhỏ là còn nguồn nước mát. Và một con lợn của bà mẹ kế đã lao xuống cái hố để tắm nhưng lập tức bị ngấn chìm. Lahit thấy vậy sợ hãi liền chạy về kêu cứu. 
Bà mẹ kế độc ác nghe tin liền nổi điên tóm lấy cậu bé và lôi đến cái hố bắt cậu nhảy xuống hố lôi lợn lên. Lahit đã bị vất xuống hố và rồi cậu cũng bị nhấn chìm. Khi cái hố cạn khô ngay chỗ đó đã mọc lên một bông hoa như một cánh hoa trắng muốt. Loài hoa đấy có tên hoa Thủy Vu hay hoa rum. Một câu chuyện buồn về sự tích hoa rum kể về sự độc ác của người mẹ kế, con người không có tình cảm trở nên vô cảm trước sự sống của người khác. 
The end 


Read more ...

Sự tích hoa thược dược

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014
Sự tích hoa thược dược

Tuy chỉ là "hoa tướng" nhưng thược dược lại thành danh sớm hơn mẫu đơn. Tương truyền từ 3.000 năm trước, vào thời Tam Đại, thược dược đã được trồng để thưởng ngoạn ở rất nhiều nơi trong khi người ta còn chưa biết đến hoa mẫu đơn.
Trong các loài hoa, mẫu đơn đứng đầu, thược dược đứng thứ hai. Mẫu đơn được tôn xưng là "hoa vương", thược dược được coi là "hoa tướng". Danh y Lý Thời Trân của Trung Quốc cũng đánh giá như vậy khi nói về tác dụng chữa bệnh của hai loài hoa này.
Tuy chỉ là "hoa tướng" nhưng thược dược lại thành danh sớm hơn mẫu đơn. Tương truyền từ 3.000 năm trước, vào thời Tam Đại, thược dược đã được trồng để thưởng ngoạn ở rất nhiều nơi trong khi người ta còn chưa biết đến hoa mẫu đơn. Khi mới phát hiện ra mẫu đơn, người ta tưởng đó chỉ là một loài thược dược, nên đã gọi nó là "mộc thược dược". Hai hoa này nhìn thoáng qua rất giống nhau nên người xưa thường gọi là hai chị em.
Về sau, người ta phát hiện mẫu đơn và thược dược tuy cùng họ nhưng là hai cây khác nhau. Thược dược là loài thân thảo, còn mẫu đơn là cây thân gỗ. Thược dược được xếp vào nhóm thuốc bổ huyết, sử dụng chủ yếu để bồi dưỡng cơ thể; còn mẫu đơn thuộc nhóm thanh nhiệt lương huyết, chủ yếu dùng khi cơ thể đã mắc bệnh.
Bạch thược dược (Paeonia Lactiflora) có hoa rất to, mọc ở ngọn thân, tựa như hoa mẫu đơn hay thược dược cảnh. Cánh hoa màu hồng nhạt hay trắng muốt, nhị vàng cam, rễ phình to thành củ. Củ này luộc chín phơi khô chính là vị thuốc bạch thược. Cây bạch thược này không phải là cây hoa thược dược (Dahlia variabilis Desf) vẫn được trồng nhiều trong dịp Tết.
Tương truyền, tác dụng chữa bệnh của bạch thược đã được danh y Hoa Đà phát hiện ra trong một tình huống rất ly kỳ. Để nhận biết và tránh nhầm lẫn các vị thuốc, ông đã trồng đủ thứ cây thuốc quanh nhà. Một hôm có người đem biếu ông cây hoa lạ, nói rằng có thể dùng chữa bệnh nhưng không rõ chữa được bệnh gì. Hoa Đà đem trồng ở góc sân bên cửa sổ.
Xuân tới, cây ra những bông hoa rất to, trắng muốt, thơm như hoa hồng. Ông thử hái hoa sắc uống nhưng không nhận thấy có gì khác lạ. Ông lại hái lá rồi hái cành đem thử cũng không phát hiện điều gì đặc biệt. Nghĩ rằng cây hoa này tuy đẹp nhưng không có tác dụng chữa bệnh nên mấy năm liền, Hoa Đà không để ý đến nó nữa.
Sự tích hoa thược dược
Sự tích hoa thược dược
Một đêm thu, Hoa Đà đang ngồi đọc sách, bỗng nghe thấy ngoài cửa sổ có tiếng con gái khóc thút thít. Nhìn ra, ông thấy dưới ánh trăng mờ, có một người con gái rất đẹp đang đứng đó khóc. Ông tự hỏi, không biết con gái nhà ai, chắc có nỗi oan ức nào đây. Ông khoác áo ra ngoài nhưng nhìn trước nhìn sau không thấy bóng người nào nữa, chỗ cô gái đứng khóc chỉ còn một cây thược dược.
Hoa Đà đi vào và tự nhủ: "Cho dù nhà ngươi có linh tính thì bây giờ cũng đang là mùa thu, hoa đã tàn, lá đã rụng, còn sử dụng được vào việc gì?".
Nhưng ông vừa ngồi xuống tiếp tục đọc sách thì lại nghe tiếng khóc thút thít, nhìn ra vẫn là cô gái ban nãy. Hoa Đà bước ra, cô lại biến mất, vẫn chỉ có cây bạch thược. Sự việc cứ lặp đi lặp lại mấy lần khiến Hoa Đà vô cùng ngạc nhiên. Ông bèn đánh thức vợ đang ngủ say dậy kể lại chuyện.
Bà nói: "Tất cả các cây trong vườn đều được ông sử dụng làm thuốc cứu người, chỉ có cây bạch thược này bị bỏ quên, chắc là nó có nỗi oan ức". Hoa Đà bảo: "Tôi từng thử tất cả các bộ phận của nó thấy chả có tác dụng, vậy còn oan ức nỗi gì?"
Sự tích hoa thược dược
Hoa thược dược vẫn chưa được biết đến công dụng của nó
Bà vợ nói: "Ông mới thử những thứ trên mặt đất, còn rễ của nó thì sao?". Nhưng danh y gạt đi: "Hoa lá cành còn chẳng có gì đặc biệt, vậy thì còn thử rễ làm gì?". Dứt lời, ông nằm xuống ngủ thiếp đi. Bà vợ suốt đêm không sao chợp mắt, nghĩ rằng chồng mình đã thay đổi, không còn lắng nghe ý kiến của người khác như trước kia nữa.
Vài hôm sau, bà vợ Hoa Đà bỗng nhiên bị đau bụng, băng huyết rất nhiều, uống đủ thứ thuốc không đỡ. Bà liền lén ra vườn đào rễ cây bạch thược đem sắc uống. Chỉ nửa ngày sau, bụng đã hết đau, máu cũng không còn chảy nữa. Nghe vợ kể lại, Hoa Đà rất cảm kích: "Cảm ơn bà đã thức tỉnh ta, nếu không thì ta đã để mai một cây thuốc quý".
Sau sự kiện đó, ông thử nghiệm và nhận thấy ngoài tác dụng giảm đau, cầm máu, rễ bạch thược còn có tác dụng dưỡng huyết và chữa được nhiều bệnh phụ khoa. Cây hoa lạ này ban đầu có tên bạch thược, sau đó Hoa Đà thêm chữ "dược" thành bạch thược dược.
Cùng với thời gian, Đông y phát hiện thêm nhiều công dụng nữa của cây bạch thược. Nó trở thành thuốc bổ huyết thiết yếu, phổ tác dụng rộng và tần suất sử dụng rất cao. Bạch thược chủ trị kinh nguyệt rối loạn, vã mồ hôi, mồ hôi trộm, đau đầu, chóng mặt. Trên lâm sàng y học hiện đại, nó chữa tử cung xuất huyết, viêm thận mạn tính, tăng huyết áp, tiểu đường, viêm võng mạc, cường tuyến giáp...
Sự tích hoa thược dược
Hoa thược dược là một loại bạch dược

Read more ...

Sự tích hoa dã quỳ

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014
Sự tích hoa dã quỳ


Sự tích hoa dã quỳ
Sự tích hoa dã quỳ
Chuyện kể rằng:

Ngày xửa ngày xưa, nơi buôn sóc nọ có chàng K”lang của núi rừng yêu tha thiết nàng H”limh của con suối. Ngày ngày chàng K”lang vào rừng săn bắt thú rừng còn nàng khéo léo dệt tấm chăn kiệu chồng (vì theo tục lệ của bộ tộc nàng con gái trước khi lấy chồng phải dệt một tấm chăn thật đẹp để mang về nhà chồng).

Rồi tối tối họ lại quây quần đốt lửa và múa hát cùng dân làng trong buôn. Cuộc sống vui vẻ hạnh phúc của họ cứ thế mà trôi đi.
Đến một ngày kia khi H”limh chờ hoài đến tối mà vẫn không thấy K”lang đi săn về, nàng lo lắng từ buôn sóc nàng đi tìm K”lang, nàng cứ đi, đi mãi đi hết mười mấy con suối, mười mấy ngọn núi rồi mà không thấy người yêu của mình đâu cả.

Trong lúc mệt quá nàng ngủ thiếp đi và trong giấc mơ nàng thấy K”lang gọi nàng và bảo nàng hãy đi thêm một con suối nữa sẽ gặp chàng ở đó. Nàng giật mình rồi đi tiếp đến cuối nguồn nàng nhìn thấy K”lang đang bị những tên hung ác của bộ tộc Lasiêng trói chặt. Nàng chạy lại ôm lấy chàng mặc cho những mũi tên, những ngọn giáo đâm vào da thịt. Mặc cho bao nhiêu đau đớn nàng vẫn quyết bảo vệ cho người yêu cho tới khi nàng bị trúng mũi tên độc cuối cùng của chàng La rihn con trai tộc trưởng Lasiêng.

Vì quá hờn ghen với tình yêu của H”limh dành cho k”lang chàng đã buông lơi mũi tên hận tình. Chàng cũng không ngờ người lãnh trọn mũi tên ngiệt ngã ấy lại là H”limh - người con gái mà chàng ngày đêm thương thầm trộm nhớ mà không được đáp lại tình cảm.

Từ đó cứ mỗi độ tháng mười nơi nàng H”limh chết lại nở ra một loài hoa có màu vàng rực. Người ta thường gọi là hoa Dã Quỳ. Cây hoa Dã quỳ rất dễ mọc và mọc rất nhanh những cánh hoa màu vàng tràn đấy sức sống mãnh liệt như tình yêu chung thủy.

Sự tích hoa dã quỳ
Hoa dã quỳ rất dễ mọc

Sự tích hoa dã quỳ
Hoa dã quỳ tượng trưng cho tình yêu chung thủy và mãnh liệt
Read more ...

Sự tích hoa Bằng Lăng

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014
Sự tích hoa Bằng Lăng

Sự tích hoa Bằng Lăng
Sự tích hoa Bằng Lăng
Sự tích hoa Bằng Lăng
Ngày xửa ngày xưa, trên thiên đình, Ngọc Hoàng có mười hai cô công chúa xinh đẹp, mỗi người một vẻ, rất được Ngọc Hoàng thương mến, luôn dành những gì tốt đẹp nhất cho các con của mình. Một ngày kia, Ngọc Hoàng cho gọi mười hai cô công chúa của mình lại và ban cho một đặc ân là sẽ cho các con mình làm nữ hoàng các loài hoa dưới trần. Cả mười một cô đều chọn cho mình một loài hoa, cô thì chọn hoa hồng, cô thì hoa lan, cô kia lại hoa lyly…duy chỉ có cô út là phân vân mãi không chọn được loài hoa nào. Đến khi Ngọc Hoàng lên tiếng hỏi, cô mới thưa rằng:
“Thưa phụ hoàng, từ nhỏ đến giờ con rất thích màu tím thơ ngây nên mong phụ hoàng hãy cho con làm nữ hoàng của loài hoa mang màu tím ấy!”
Ngọc Hoàng suy nghĩ tới, suy nghĩ lui mới quyết định cho nàng công chúa bé bỏng của mình làm nữ hoàng loài hoa Bằng Lăng.
Sự tích hoa Bằng Lăng
Sự tích hoa Bằng Lăng
Sự tích hoa Bằng Lăng
Sự tích hoa Bằng Lăng
Cùng thời điểm đó, ở dương gian có chàng thư sinh nghèo, thấy vẻ đẹp giản dị, dịu dàng của hoa Bằng Lăng nên chàng liền mang về nhà trồng để ngày nào cũng được ngắm. Mỗi năm vào mùa hoa nở, chàng thư sinh ấy ngày càng đắm say màu tím quyến rũ ấy, dần dần chàng đem lòng yêu thương loài hoa ấy. Cũng lúc ấy nàng công chúa út cũng say mê tài văn thơ của chàng thư sinh. Nàng xin phụ hoàng cho mình được xuống trần gian kết tóc se duyên với chàng thư sinh. Nhưng Ngọc Hoàng phản đối quyết liệt vì tiên và người không thể đến với nhau được. Nàng công chúa út từ đó u buồn, suy tư, nhớ nhung. Bao nhiêu người trên thiên đình đến hỏi xin cưới nhưng nàng đều từ chối. Và cũng tử đó, loài hoa Bằng Lăng ngày càng phai nhạt màu tím. Còn chàng thư sinh vẫn một lòng si tình loài hoa Bằng Lăng màu tím ấy.
Vậy nên kể từ đó, nhân gian gọi hoa Bằng Lăng là loài hoa chung thuỷ, màu tím thơ ngây tượng trưng cho mối tình đầu ngây ngô của tuổi học trò.
Sự tích hoa Bằng Lăng
Sự tích hoa Bằng Lăng
Read more ...

Sự tích hoa Quỳnh

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014
Sự tích hoa Quỳnh


Sự tích hoa Quỳnh
Sự tích hoa Quỳnh
Sự tích hoa Quỳnh
Truyền thuyết Trung Hoa kể rằng, vào thời nhà Tùy (Dương Quảng 605 - 617) ở Dương Châu, Trung Quốc, hoàng đế Tùy Dạng Đế là một hôn quân vô đạo, ăn chơi trác táng, phung phí. Vào một đêm, vua nằm mơ thấy một cây trổ hoa đẹp... Cùng lúc ấy, ở Lạc Dương thành, vào giữa canh ba, tại một ngôi chùa cổ kính, bất thình lình ngoài cửa chùa ánh sáng rực lên như lửa cháy, hương thơm lạ lùng, như sao trên trời sa xuống, làm dân chúng tò mò đến xem. Gần giếng nước trong sân chùa mọc lên cây bông lạ, trên ngọn trổ một đóa ngũ sắc với 18 cánh lớn ở phía trên, 24 cánh nhỏ ở phía dưới, mùi thơm ngào ngạt bay tỏa khắp nơi nơi, lan xa ngàn dặm. Dân chúng đặt tên là hoa Quỳnh.

Điềm báo mộng của vua được ứng với tin đồn đãi, nên Vua yết bảng bố cáo: "Vua trọng thưởng cho ai vẽ được tranh hoa Quỳnh cho vua". Có một họa sĩ dâng lên vua bức họa như ý. Nhìn đóa hoa Quỳnh trong tranh rất sống động, đẹp như thật.  Vua liền quyết định đến Dương Châu để thưởng ngoạn hoa Quỳnh

Sự tích hoa Quỳnh
Sự tích hoa Quỳnh
Chuyến đi này cần có đủ mặt bá quan văn võ triều thần hộ giá, do để thuận tiện việc di chuyển đến đó xem hoa, vua ban lệnh đào một kênh nhân tạo, để đến Dương Châụ. Khiến bao dân chúng phải lao động vất vả, hàng ngàn con người phải bỏ mình lại để phục vụ cho sở thích của tên hôn quân. Kênh rộng và sâu đủ cho thuyền rồng di chuyển. Lệ liễu được trồng cách đều nhau 10 mét một cây hai bên bờ kênh. Kênh đào xong, một buổi lễ khánh thành được cử hành trọng thể, đoàn thuyền giương buồm gấm khởi hành... cả nghìn cung nữ xiêm y rực rỡ, mặt hoa da phấn... thuyền rồng được buộc bằng các dải lụa dùng để kéo đị. Hoàng Đế ngồi trên mui rồng uống rượu nghe đàn hát ca sang ngắm cảnh Giang Nam và đàn cung nữ tuyệt thế giai nhân. Vua thấy nàng nào thích ý cho vời vào hầu ngaỵ
Chuyến tuần du của vị Hoàng đế vô cùng xa xỉ, hao tốn công quỹ triều đình. Đây là một trong những nguyên nhân làm đất nước đến đói nghèo, loạn lạc khắp nơi, làm nhà Tùy đến sụp đổ, dựng nên cơ nghiệp nhà Đường. Trong đám quan quân hộ giá, có cha con Lý Uyên. Thời gian 90 ngày , đoàn xa giá đến đất Dương Châụ Thuyền vừa cặp bến, Lý Thế Dân, con của Lý Uyên phương danh là cùng bằng hữu rủ nhau lén lút đi xem hoa ngay trong đêm, sợ sáng hôm sau triều thần cùng đi đông vầy lớp trẻ khó chen chân lọt vào vườn hoạ . Cánh hoa cong trắng nõn, nhụy hoa điểm xuyết màu vàng, hương hoa ngọt ngàọ Dưới ánh trăng vằng vặc hoa đẹp tuyệt vời! Xem xong, một cơn mưa to rụng hết.

Sáng hôm sau, Hoàng đến xem hoa thì chỉ còn thấy trơ trọi cánh hoa úa rũ, tan tác!... Vua tức giận, tiếc công nghìn dặm không được xem hoa, ra lệnh nhổ bỏ, vứt đi! Từ đó hoa Quỳnh chỉ nở về đêm cho những ai có lòng lân ái: "Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên".
Sự tích hoa Quỳnh
Sự tích hoa Quỳnh

Read more ...